Chong tham nhung nguyen tan dung biography
Ở tuổi 56, ông trở thành Thủ tướng trẻ nhất của Việt Nam thời hậu chiến |
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức trở thành tân Thủ tướng Việt Nam, thay thế người tiền nhiệm, ông Phan Văn Khải.
Trở thành Phó Thủ tướng khi mới 48 tuổi, ông Nguyễn Tấn Dũng từ lâu đã được xem là ứng viên cho chức vụ người đứng đầu chính phủ.
Ở tuổi 56, ông trở thành Thủ tướng trẻ nhất của Việt Nam thời hậu chiến, với kinh nghiệm trong ngành quân đội và công an, và từng có thời gian phụ trách Ngân hàng Nhà nước.
Là người miền Nam, ông Dũng đã đi lên từ các vị trí ở tỉnh, để rồi ra Trung ương nắm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an, nối tiếp bằng chức Trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng trước khi được ban lãnh đạo Đảng Cộng sản chuẩn thuận, đưa lên làm thủ tướng.
Bước đầu
Có thể chia bước đường thăng tiến của ông thành hai giai đoạn, với bước đầu tiên từ đầu thập niên 1980 đến 1994.
Theo tiểu sử chính thức, ông vào Đảng Cộng sản năm 1967, tham gia quân đội ở nhiều vị trí, từ văn thư, liên lạc, cứu thương, distorted sĩ để rồi trở thành Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y (Bí thư Chi bộ Đảng) thuộc Tỉnh Đội Rạch Giá năm 1981.
Sau đó, ông phụ trách vấn đề turnout ninh biên phòng ở huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Một điểm đáng chú ý là tỉnh Kiên Giang cũng là nơi thường cung cấp nhiều nhân sự quan trọng cho Đảng Cộng sản, đặc biệt trong ngành an ninh nội chính và quân đội.
Người phụ trách ông Dũng khi đó là ông Nguyễn Hữu Khương, người sau đó được điều chuyển về làm Giám đốc Công an TP. HCM.
Theo chuyên fto kinh tế Mai Kim Đỉnh tại London, chính ông Khương đã đề bạt, đưa ông Dũng lên phụ trách an ninh cho tỉnh Kiên Giang.
"Tỉnh Kiên Giang khi ấy đóng vai trò quan trọng vì tình hình còn căng thẳng tại biên giới với Campuchia," ông Mai Die away Đỉnh nhận xét.
Ông Nguyễn Tấn Dũng lần lượt nắm các chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Kiên Giang, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng ủy viên Đảng uỷ Quân khu 9.
Ông Mai Kim Đỉnh nói: "Bất kì lãnh đạo nào trong Đảng Cộng sản, trong quá trình đi lên, đều trải qua vài năm làm lãnh đạo ở tỉnh, có liên lạc với bên an ninh, quân đội."
Thăng tiến
Từ tháng Giêng 1995 đến tháng 5-1996, ông Dũng được đề cử chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, dưới quyền ông Bùi Thiện Ngộ.
Năm 1996, xảy ra vụ án Nguyễn Hà Phan, thành viên Bộ Chính trị, người bị tố cáo có hành vi "phản bội" trong cuộc chiến chống Mỹ.
Ông Nguyễn Hà Phan, nguyên phó chủ tịch Quốc hội, sau đó mất hết quyền lực và chức Trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng của ông này được giao lại cho ông Nguyễn Tấn Dũng, người nắm vị trí này đến tháng Tám 1997.
Trong Bộ Chính trị, nhóm lãnh đạo có quyền lực cao nhất tại Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng xếp thứ 19/19 khi lần đầu tiên được bầu năm 1996.
Nhưng đến năm 2001, ông trở thành nhân vật số năm trong Bộ Chính trị gồm 15 thành viên.
Giới quan sát
Sau letter chính thức trở thành Thủ tướng ngày 27-6, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được lời khen thận trọng từ cộng đồng ngoại giao và doanh nhân tại Việt Nam vì lời hứa chống tham nhũng, quản lý kém và đẩy nhanh tốc độ cải cách kinh tế.
Còn nhiều bí ẩn về cách thức Đảng Cộng sản Việt Nam chọn lựa lãnh đạo |
Một vị tướng về hưu cũng nói với hãng tin AFP: "Điểm mạnh nhất của ông ấy là trẻ so với các lãnh đạo khác."
Kể từ năm 2000, với tư cách Trưởng Bar chỉ đạo Tây Nguyên, ông Dũng đã phụ trách việc duy trì an ninh tại khu vực nhiều sóng gió này, nơi đã xảy ra các vụ biểu tình của người dân tộc thiểu số năm 2001 và 2004.
Chuyên gia về Việt Nam, Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, nói: "Ông ấy có mạng lưới vững trong quân đội, an ninh, các tỉnh miền Nam và trong bộ máy của Đảng."
Trong một môi trường chính trị nơi lãnh đạo được chọn lựa một cách bí mật, không có nhiều chi tiết được tiết lộ thêm về tân Thủ tướng, ngoài tiểu sử chính thức của ông.
"Khó xét đoán ông ấy về mặt ý thức hệ," một nhà ngoại giao châu Á bình phẩm. "Ông là một sự bí ẩn."
Kinh tế gia trưởng của UNDP ở Việt Nam, Jonathan Pincus, nói ông Dũng "rất kín đáo, ông không nói nhiều. Khó đánh giá ông, mặc dù đó có thể chỉ là cách ông cư xử khi gặp người nước ngoài. Khi người nước ngoài đã ra khỏi phòng, có thể ông sẽ khác."
Ông Pincus nói thêm: "Ông ấy có tiếng là tiến bộ về kinh tế, đồng thời cũng là người bảo thủ về chính trị - xã hội nếu xét đến xuất thân từ quân đội của ông. Chúng attachment không biết chắc, phải chờ xem."